Nếu như Tết Nguyên Đán có bánh Chưng, bánh Tét, Tết Nguyên tiêu có bánh Trôi nước, Tết Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo thì vào dịp Tết Đoan Ngọ bánh Tò Te là món không thể thiếu trong mâm cỗ và là nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Thanh Ba, Phú Thọ.
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta hay ăn mận, vải, dưa hấu, rượu nếp…, thường là ăn vào buổi sáng sớm để diệt trừ sâu bọ, giun sán trong người. Truyền thống đó đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho đến tận bây giờ. Cứ gần đến ngày 5 tháng 5 âm lịch những người dân quê Thanh Ba lấy cây gùn , hoa gùn phơi khô để làm bánh Tò Te.
Bánh Tò Te ngay từ cái tên nghe vui tai, lạ miệng cũng gợi cho người ta tò mò về bánh. Bánh được gói từ lá chuối, mà lá chuối trong trò chơi dân gian trẻ con thường dùng để cuộn lại, thổi kèn phát ra âm thanh “tò te…tò te”, có lẽ cái tên bánh cũng xuất phát từ cách lý giải thân thương đó.
Tận dụng lá chuối có sẵn tại vườn quê để gói bánh, lá được cắt về rửa sạch để ráo. Nguyên liệu làm bánh gồm đỗ đen và gạo nếp. Lấy cây gùn , hoa gùn phơi khô đốt lấy gio, làm nhỏ gio, chộn lẫn gạo nếp. Gạo nếp phải là loại đều hạt, đỗ đen phải được ngâm qua một đêm cho mềm, rồi trộn đều với muối hạt cho đậm đà. Sau đó đem tất cả nguyên liệu cuốn trong lá chuối, dùng lạt giang buộc chặt lại, tất cả quyện với nhau tạo nên hương vị dân dã rất đặc biệt. Khi nhìn thấy bánh Tò Te sẽ rất ấn tượng bởi bánh có hình tựa như cái phễu, nhỏ nhắn xinh xinh. Do bánh có hình cái phễu nên lá bánh cũng được cuốn theo hình chôn ốc.
Để cho ra lò được chiếc bánh Tò Te không hề đơn giản, đòi hỏi người gói bánh phải khéo léo, tinh tế thì bánh mới đẹp mắt và dẻo thơm. Để bánh được đẹp, người gói bánh phải có độ chặt tay nhất định để khi bánh chín không bị rách lá và méo mó. Công đoạn cuối cùng là xếp bánh vào nồi và luộc chín bánh, theo những người có kinh nghiệm chỉ cần đun từ ba đến bốn tiếng, khi thấy khói bốc nghi ngút, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt là bánh chín.
Chiếc bánh Tò Te được vớt ra phải giữ được màu xanh mướt của lá chuối, bánh chín mềm, có màu trong xanh của gạo nếp, màu tím của đỗ đen, bánh mềm mà béo ngậy, ngọt bùi, cắn miếng bánh phải dẻo thơm thế mới đạt tiêu chuẩn.
Cầm chiếc bánh Tò Te, bóc dần dần từng lớp lá bánh, lộ ra bên trong một màu tím tím rất bắt mắt. Bánh có hương vị đặc biệt của lá gùn, có vị bùi mát của đỗ đen quê, bánh quánh rền, ăn miếng bánh mà nhuốm cả hương vị quê hương lẫn tình cảm hồn hậu của con người Thanh Ba, Phú Thọ mà không thứ bánh nào có được như thế.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ai ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng với những xô bồ, lo toan, vất vả… Thế nhưng, ngày Tết Đoan Ngọ, dù ở đâu, làm gì, cũng đừng quên ăn bánh Tò Te. Đó không chỉ là thưởng thức một nét văn hoá ẩm thực cổ truyền, mà còn là lưu giữ một phong tục đẹp của ông cha.
Bánh Tò Te – Món quà đặc sản chứa đựng tình cảm quê hương, mang cái hồn mộc mạc của con người Đất Tổ từ một ngôi làng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, làng nghề truyền thống từ thời đại các Vua Hùng dựng nước.
Phương pháp trị liệu kết hợp tắm nước khoáng nóng với xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền Việt Nam được xem là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất. Tắm nước khoáng nóng giúp mở rộng các giác quan, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng. Trong khi xoa bóp bấm huyệt tác động trực tiếp lên cơ xương khớp, giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho các khớp, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh xương khớp. Hãy đến Tre Nguồn Resort để trải nghiệm phương pháp trị liệu này và cải thiện sức khỏe của mình!
Nguồn Internet
Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ
Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ
- Tre Nguồn Resort, Khu 1, Bảo Yên, Thanh Thủy, Phú Thọ
- Văn phòng: Số 11F ngõ 107, P. Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
- Email: trenguonresortandspa@gmail.com
- Hotline: +84 96 2249 338