Làng nghề nón lá Sai Nga, Gia Thanh

Phú Thọ có hai làng làm nón nhiều và nổi tiếng nhất đó là làng nón Sai Nga (Cẩm Khê) và làng nón Gia Thanh (Phù Ninh). Đến với làng nón chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ lên năm lên mười, các cụ già đã qua tuổi thất thập ngồi cần mẫn khâu từng chiếc nón lá.

09

Ảnh: Nối nghiệp ông bà – Nguyễn Thị Hải Yến

Làm nên chiếc nón giản dị, người nghệ nhân ở làng nón Sai Nga tận dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương từ búp non của cây cọ, chặt về phơi khô rồi là cho phẳng, còn người nghệ nhân Gia Thanh phải tìm mua nguyên liệu từ trong vùng núi đá Thanh Hóa. Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn như tìm chọn mua nguyên vật liệu, làm vành, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy… Sau khi người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và không bị mốc. Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, người ta gài vào lòng nón những hình trổ như hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính. Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam; những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt hay những cánh đồng lúa vàng trĩu bông từ lâu đã trở thành hình ảnh bình yên của vùng quê Việt Nam.

 

11

Ảnh: Du khách thăm làng nón Gia Thanh – Nguyễn Việt Thắng

Hình ảnh nụ cười cô gái Việt Nam mặc áo dài, tay cầm nón đã từng là biểu tượng quảng bá cho ngành du lịch và đã mang lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách trong nước, quốc tế. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với du khách khi đến Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa; đặc biệt chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa dành tặng bàn bè Quốc Tế mỗi khi đến thăm những làng nón lá truyền thống của Việt Nam nói chung và vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng.

(Nguồn: Cuốn Cẩm nang Du lịch Phú Thọ)

Nguồn Internet


Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.