Rêu đá – Món ăn độc đáo từ núi rừng Xuân Sơn

Giữa muôn vàn khắc nghiệt của thiên nhiên và sự xoay vần của đất trời vẫn có một loài thực vật quanh năm ngâm mình dưới nước, rễ bám vào đá để sinh tồn, bất chấp mọi thách thức của thiên nhiên. Loài thực vật ấy chính là rêu đá – một thứ thực phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Dao.

Reu-Da-Thanh-Son

Rêu đá (Ảnh: Sưu tầm)

Theo dòng lịch sử, trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm thiên nhiên và con người luôn có mối quan hệ gần gũi và tương sinh với nhau. Thiên nhiên như một người mẹ nuôi dưỡng và bảo vệ, chở che và vun đắp cho con người tồn tại và phát triển. Mối giao hoà ấy đã để lại cho chúng ta những nền văn hoá rực rỡ, mang đậm bản sắc. Nằm trong cái nôi của nền văn hoá ấy, Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử lâu đời, cái nôi của cội nguồn dân tộc mà còn được biết đến với “rừng cọ, đồi chè” những sản vật địa phương, những món ăn dân dã bình dị và những con người nồng hậu ấm áp.

Nằm ở huyện miền núi Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, xã Đồng Sơn huyện Tân Sơn được biết đến với sản vật nổi tiếng là rêu đá – món ăn dân dã, bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào nơi đây.

Mùa thu hoạch rêu bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 5 âm lịch hàng năm. Rêu mọc thành từng mảng, tuỳ từng tảng đá to hay nhỏ mà rêu sẽ mọc nhiều hay ít và có màu xanh đậm hay xanh non khi mọc ở đoạn suối sâu hay cạn. Khi lấy rêu, bà con phải lựa xuôi theo dòng nước để rêu không bị nát. Không được hái cả gốc mà chỉ lựa phần thân non tơ, sạch sẽ. Rêu hái về phải đem ra hòn đá to ven suối, lấy dùi gỗ đập thật mạnh đến khi rêu mềm thì rửa sạch dưới dòng nước suối trong vắt, mát lạnh. Công việc đập rêu đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo. Sau khi đã sơ chế rêu được mang về dùng cho bữa ăn hàng ngày hoặc phơi khô để ăn dần hay để dành cho những dịp trọng đại như cưới hỏi, làm nhà hoặc thiết đãi khách quý…

Reu-Da -2-Reu Nuong

Rêu đá nướng (Ảnh: Sưu tầm)

Rêu đá có nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, hấp, nấu canh, làm nộm… nhưng đặc biệt nhất và hấp dẫn nhất chính là món rêu nướng. Rêu sau khi được sơ chế sạch thì ướp với gia vị mắm, muối, tỏi, ớt, gừng, xả, lá chanh và hạt mắc khén (loại gia vị đặc trưng của núi rừng) rồi trộn cùng với phần thịt có pha chút mỡ. Cách nướng rêu ngon nhất là cuộn với là dong rừng hoặc cho vào trong ống nứa non rồi nướng đều trên bếp than  hoa đỏ lửa. Vị thơm cay cay, nồng nồng của gia vị quyện thêm với chút béo của thịt và hương thơm nhẹ của rêu chắc chắn sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách khi lần đầu tiên được thưởng thức món ăn độc đáo này.

Rêu đá không chỉ là món ăn dân dã, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn mang đậm bản sắc văn hoá riêng của đồng bào dân tộc Mường,  Dao của huyện miền núi Tân Sơn. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm và thưởng thức hương vị đặc biệt của món ăn truyền thống này. Chính sự đa dạng, phong phú của các nền văn hoá đã góp phần tạo nên nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Mây Vũ – Trung tâm TTXTDL Du lịch

TRẢI NGHIỆM NGAY PHƯƠNG PHÁP MASSAGE TRỊ LIỆU GIÚP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HIỆU QUẢ

Rêu Đá - Món Ăn Độc Đáo Từ Núi Rừng Xuân Sơn
Trải Nghiệm Ngay

Phương pháp trị liệu kết hợp tắm nước khoáng nóng với xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền Việt Nam được xem là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất. Tắm nước khoáng nóng giúp mở rộng các giác quan, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng. Trong khi xoa bóp bấm huyệt tác động trực tiếp lên cơ xương khớp, giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho các khớp, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh xương khớp. Hãy đến Tre Nguồn Resort để trải nghiệm phương pháp trị liệu này và cải thiện sức khỏe của mình!


Nguồn Internet


Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.