Xóm Chiềng xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ với nỗ lực gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông để lại, bà con xóm Chiềng đã tập trung lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm đẹp, có ý nghĩa từ chính đôi tay cần mẫn của mình.
Đoàn khảo khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Phú Thọ đã đến xóm Chiềng vào một ngày đầu tháng 11/2014. Tiếp đoàn có đồng chí chủ tịch UBND xã Kim Thượng và các đồng chí trong ban lãnh đạo xã. Được cán bộ văn hóa xã đưa đến thăm hộ gia đình bà Sa Thị Khoán – là hộ gia đình còn gìn giữ được nghề làm thổ cẩm, lưu giữ được những nét đẹp của cha ông để lại. Bà chia sẻ: Từ khi ghề dệt thổ cẩm được công nhận là làng nghề, chị em trong xóm ai cũng vui mừng, tự hào bởi nét đẹp truyền thống của dân tộc mình được gìn giữ, chị em có thêm việc làm, có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình.
Để có được sản phẩm đẹp, người làm cần biết chọn nguyên liệu đầu vào kết hợp phẩm nhuộm có nguồn gốc thực vật, Chị em sẽ dùng các khung gỗ, tre thô sơ làm công cụ tạo ra các tấm thổ cẩm độc đáo.
Bên khung cửi dệt thổ cẩm (Ảnh: sưu tầm)
Thổ cẩm ở đây có sức hấp dẫn đặc biệt do do hoa văn độc đáo và phong phú, đa dạng. Bên cạnh những hoa văn cổ, bà con còn sáng tạo những hoa văn mới lạ giúp sản phẩm ngày càng phong phú, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.Các công đoạn của việc trồng bông, cán bông, kéo sợi và dệt cũng như chất liệu, hoa văn, bí quyết phối màu hay màu nhuộm đều được truyền lại từ thời xưa. Màu sắc của chỉ, sợi dệt được làm hoàn toàn tự nhiên.
Sản phẩm ban đầu chủ yếu dùng làm trang phục cho người dân địa phương và làm của hồi môn cho con gái trước khi đi lấy chồng. Đến nay sản phẩm đã được khách du lịch quan tâm và yêu thích do được làm từ nguyên liệu thô sơ và trải qua quá trình nhuộm, dệt hoàn toàn thủ công từ bàn tay khéo léo của bà con. Đây là một sản phẩm độc đáo có từ thời xa xưa, nên bà con vẫn duy trì và gìn giữ cho các thế hệ sau.
Bài: Anh Tuấn