Về thăm đền Hùng ngày Giỗ Tổ 10/3

Phương tiện đến đền Hùng

Khu di tích đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bạn có thể sử dụng phương tiện xe khách tuyến Hà Nội- Phú Thọ, ô tô riêng hoặc xe máy để tới đền Hùng.

Từ Hà Nội, các bạn đi theo quốc lộ số 2 khoảng 84km sẽ đến thành phố Việt Trì, sau đó đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng thì rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích.

Tham quan gì ở khu di tích Đền Hùng?

Hàng năm, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, những người con đất Việt lại trở về với mảnh đất Phú Thọ để được viếng đền Hùng, cầu bình an, tài lộc và hạnh phúc.

Lễ hội đền Hùng:

Ngày 10/3 âm lịch là ngày chính của lễ hội đền Hùng. Các bạn sẽ được tham gia lễ rước kiệu vua, lễ dâng hương và phần hội rất hoành tráng. Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên.

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 1

Lễ rước kiệu trong ngày Giỗ tổ

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 2

Lễ dâng hương vua Hùng

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 3

Hát xoan Phú Thọ được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ðền Hạ

Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã trò chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 4

Ðền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự).

Ðền Trung

Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền, nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết.

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 5

Đền Trung cũng là nơi các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu.

Ðền Thượng

Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 6

Ngoài cổng đền có dòng đại tự: “Nam Việt triệu tổ”

Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa.

Ðền Giếng

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 7

Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Ðền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.

Lăng Hùng Vương

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 8

Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.

Đền Mẫu Âu Cơ

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 9

Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Đền thờ Lạc Long Quân

Về Thăm Đền Hùng Ngày Giỗ Tổ 10/3 - 10

Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết “trăm trứng nở trăm con”. Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất.

Núi rừng hoang sơ yên bình giống như trong những bộ phim kiếm hiệp là điều bạn sẽ cảm nhận được khi đến những địa…

Nguồn : Tin tức 24H


Thăm quan du lịch giỗ tổ Hùng Vương
Dừng chân nghỉ tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.