Bánh đúc làng Dòng- Món quà quê đậm vị Đất Tổ

“Ăn quà cho biết mùi quà

Bánh Đúc thì dẻo bánh Đa thì giòn”

Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, bánh Đúc là món ăn đã quá quen thuộc với bất cứ người dân Việt nào, được biết đến là một món ăn trong thời khốn khó, bánh Đúc xuất hiện ở khắp các vùng miền và mỗi nơi sẽ có một cách chế biến riêng. Bánh Đúc nhân lạc làng Dòng ở xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là món đặc sản truyền thống, ghi được dấu ấn sâu đậm bởi hương vị thơm ngon, thấm đượm hồn quê Phú Thọ.

Z2711823216842_1743Fca0Ccf560482A034Dd89171B1Dc-1

Đĩa bánh Đúc thơm ngon, hấp dẫn

Với nghề làm bánh Đúc gia truyền từ lâu đời và cho đến nay bánh Đúc làng Dòng đã đạt đến trình độ tinh tế, được nhiều người biết tới. Nguyên liệu làm bánh Đúc rất đơn giản gồm: Gạo tẻ, lạc, nước nẳng,… nhưng công sức bỏ ra lại rất nhiều. Bánh Đúc có ngon, có giòn được hay không phụ thuộc vào khâu chọn gạo. Gạo được chọn làm bánh phải là loại gạo tẻ ngon, thơm và dẻo. 

Về công đoạn, quy trình làm bánh Đúc cũng khá cầu kỳ. Gạo tẻ để làm bánh Đúc làng Dòng sẽ được ngâm khoảng 2 tiếng sau đó vớt ra để ráo nước, đem xay thành bột. Lạc nên chọn loại lạc ta (dân gian thường gọi là lạc dé). Nước nẳng – nguyên liệu rất quan trọng để tạo nên vị đặc trưng của bánh Đúc phải là nước gio được pha chế từ gio than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc rồi đem hòa với nước bột gạo đã xay rồi bắt đầu quấy bánh. Thay vì sử dụng nước vôi trong như bánh Đúc của các nơi khác , bánh Đúc làng Dòng sử dụng nước nẳng tạo nên hương vị riêng biệt.

Z2711823236149_63A32Cf1F8A17A169C8C4F46F61Ebc0A-1

Khâu quan trọng nhất khi làm bánh chính là khâu nấu bánh và khuấy bánh. Đây là công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi người nấu bánh phải khéo léo để cho ra những mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị. Trước khi nấu người ta phải chuẩn bị một cái nồi lớn đã được tráng mỡ, sau đó đổ bột gạo hòa nước nẳng vào. Tiếp đến, bắc nồi lên bếp chỉnh lửa vừa và lấy một đôi đũa lớn quấy liên tục đều tay để bột không bị vón, bị khê hay sát nồi. Bếp lửa nấu bánh phải nhỏ và đều thì bánh mới chín, lúc đánh lên thả xuống bánh róc đũa là được. Bánh chín mới cho lạc vào quấy đều rồi đổ ra mẹt trải sẵn lá chuối tươi hoặc đĩa, khuôn hình đẹp mắt. Thao tác đổ bánh ra các dụng cụ cũng phải được tiến hành rất khẩn trương khi bánh còn đang nóng hôi hổi.

Theo kinh nghiệm của các cụ và của những thực khách sành ăn thì bánh Đúc ngon, đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng ngần tự nhiên, trông bề mặt của bánh mịn, mỏng và bóng. Khi ăn cảm thấy mềm và mát rượi, ngầy ngậy mà không béo, giòn sần sật mà lại thoang thoảng một mùi nồng rất nhè nhẹ của nước nẳng, kèm vị bùi bùi, giòn sần sật của lạc. Để thưởng thức món bánh Đúc, mọi người thường cắt miếng nhỏ ăn kèm với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như cá kho, thịt kho,… hay chấm với tương, nước mắm chanh ớt, mắm tôm cho đến mật ong, mật mía nếu thích. Mỗi thức chấm lại cho bánh Đúc một hương vị đặc trưng, lạ miệng.  Đặc biệt, theo các cụ ngày xưa ở làng Dòng ăn bánh Đúc phải chấm với tương, khi đó, cái vị ngọt của gạo, vị nồng của nước nẳng từ các loại lá cây, vị mặn của tương, vị bùi của lạc tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.

Trước kia, người dân làng Dòng thường làm bánh Đúc vào lúc nông nhàn, nhất là những dịp lễ, tết như: Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 Âm lịch), tết Vu Lan báo hiếu (Rằm tháng 7 Âm lịch),… một số gia đình trong một xóm thường cùng nhau góp công, góp nguyên liệu để quấy chung nồi bánh Đúc. Đây cũng là“sợi dây”cố kết gắn chặt tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình và làng xóm, đồng thời bí quyết làm bánh Đúc được gìn giữ, bảo lưu và trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Hiện nay, tại các phiên chợ quê ở Lâm Thao bánh Đúc làng Dòng được bày bán như một thức quà quê đơn sơ mà bình dị như chính những người nông dân nơi đây. Bên cạnh đó, bánh Đúc làng Dòng còn được bày bán tại một số cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh ngoài như Vĩnh Phúc, Hà Nội,… nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của tất cả người dân.

Từ bao đời nay, bánh Đúc luôn được coi là món quà quê dân dã đem lại hương vị vừa gần gũi, vừa mới lạ trong cuộc sống hiện đại bận rộn. Tuy thật dân dã, giản dị, đời thường nhưng thực sự đã khơi dậy và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào trong mỗi người dân làng Dòng về mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn biết bao thế hệ dân làng. Nếu có dịp về Phú Thọ, bạn đừng quên thưởng món bánh Đúc truyền thống của làng Dòng, của mảnh Đất Tổ thấm đượm tình người này nhé!

TRẢI NGHIỆM NGAY PHƯƠNG PHÁP MASSAGE TRỊ LIỆU GIÚP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HIỆU QUẢ

Bánh Đúc Làng Dòng- Món Quà Quê Đậm Vị Đất Tổ
Trải Nghiệm Ngay

Phương pháp trị liệu kết hợp tắm nước khoáng nóng với xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền Việt Nam được xem là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất. Tắm nước khoáng nóng giúp mở rộng các giác quan, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng. Trong khi xoa bóp bấm huyệt tác động trực tiếp lên cơ xương khớp, giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho các khớp, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh xương khớp. Hãy đến Tre Nguồn Resort để trải nghiệm phương pháp trị liệu này và cải thiện sức khỏe của mình!


Nguồn Internet


Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.