Đình Cả – Di tích nổi bật gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lâm Thao là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, là một vùng đất cổ có rất nhiều các di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong số các di tích đó, tiêu  biểu phải kể đến ngôi Đình Cả, hay còn gọi là Chấn Cổ Hữu Quang – tức tiền đồn cửa ngõ của kinh thành Phong Châu thời các Vua Hùng dựng nước. Đình Cả được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVII-XVIII) và là nơi thờ tự tam vị thần núi là: Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và thờ các Vua Hùng thứ 16, 17, 18.

Tương truyền rằng, Tiên Kiên thuộc huyện Lâm Thao là vùng đất Vua Hùng thường đi du ngoạn và luyện tập binh sĩ, nơi đây có nhiều gò, đồi san sát, thuận lợi cho việc cất giấu lương thực, vũ khí, luyện quân. Nhân dân đã lập đền thờ các Vua Hùng. Sau này xây dựng đình làng thờ vọng các Vua Hùng và thần núi, gọi là Đình Cả, được các triều vua Lê – Nguyễn phong sắc cho làng thờ phụng cùng với nghi lễ thờ tự, tế lễ tại đình. Đình được tiến hành trùng tu đình chính năm 2012 và đến năm 2020, công trình này được xây dựng thêm nhà Tả Vu, Hữu Vu, cổng, tường rào để hoàn thiện nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.

182696495_545101283453251_2463042044512313640_N

Đình Cả (xã Tiên Kiên, Thị trấn Hùng Sơn, Huyện Lâm Thao)- Ảnh: Phương Thảo

Ngoài Đình Cả thờ các Vua Hùng, ở Tiên Kiên còn có các dấu tích liên quan như: Miếu Giã – là nơi nhà vua và quân sĩ đi tập trận trở về nghỉ ngơi, nơi vua ban các chiếu chỉ mới về quân sự; Ao Giang dùng để tắm ngựa và quân sĩ rửa chân tay; Chùa Quan Mạc là thao trường quốc gia luyện tập quân sự; giếng Vua In – nơi vua tôi cùng uống chung dòng nước mát, được nhân dân địa phương lưu truyền gìn giữ từ nghìn đời nay.

Lễ hội dân gian tại Đình Cả  được tổ chức theo phong tục cổ truyền của nhân dân địa phương, gắn với tín ngưỡng thờ các Vua Hùng. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thống hằng năm, cứ đến dịp mồng 10 tháng Chạp, các cụ bô lão và chính quyền địa phương quyết định vấn đề tổ chức lễ năm sau là đại tiệc hay sái lễ. Nếu là sái lễ thì chỉ cầu tại Đình, còn nếu là đại tiệc thì tổ chức lễ rước. Mọi công việc chuẩn bị cho lễ rước kiệu được thực hiện xong từ chiều mùng 8 tháng Giêng.  Sáng mùng 9 ra bãi rước đón vua về làng bản ăn Tết với nhân dân. Khi rước đến bãi hạ kiệu xuống, mọi người trải chiếu ra khắp đỉnh gò và tổ chức tế, hát xoan, hát hội, chờ đến khi gió thổi cờ bay mới rước về Đình Cả.

 Các lễ vật để ra đình làm lễ bao gồm thủ lợn, bánh chưng, bánh giầy do dân làng Tam Giáp, nay là xóm Phường, xóm Lum, xóm Cầu Nhân, xóm Đuổng, xóm Ma Gồ chuẩn bị. Thủ lợn phải cạo hết lông, rửa sạch ráy tai, mắt không được mở; bánh chưng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, lá dong để gói bánh là lá dong xanh, dây buộc bánh phải là dây giang chẻ bỏ cật và bỏ lòng, bánh chưng của các xóm dâng ra đình là bánh chưng vuông, giữa bánh có nhân đỗ và thịt lợn. Mỗi xóm dâng ra đình 3 chiếc bánh dày to, nặng khoảng 3 kg, được giã từ loại gạo ngon, dẻo, khi thổi xôi và giã bánh giầy phải là nam thanh nữ tú, giã 3 quả, giã bằng chày tre non, khi bắt bánh phải chọn người trong sạch. Ngoài thủ lợn, bánh chưng, bánh giầy, các xóm chuẩn bị lễ còn có rượu, muối, hoa quả, bánh kẹo. Từ sáng mồng 8 tháng Giêng mở cửa đình đón tiếp nhân dân đến thắp hương thờ cúng các Vua Hùng, buổi chiều cùng ngày các cụ làm lễ chồng kiệu, vệ sinh, quét dọn, lau chùi đồ thờ tự và bài trí xung quanh. Trong dịp diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa thể dục thể thao sôi nổi như cờ tướng, chọi gà, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co…

Với bề dày các di tích lịch sử văn hóa mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vương, Lâm Thao vẫn được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển loại hình du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Hy vọng trong thời gian sắp tới, các dịch vụ của huyện sẽ tiếp tục được gắn với các hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh. Trong đó phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực nhằm phát huy thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực đầu tư tu bổ các di tích và một số hạng mục công trình di tích lịch sử văn hóa, góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện.

                                     Bài và ảnh: Nguyễn Hà Phương Thảo

TRẢI NGHIỆM NGAY PHƯƠNG PHÁP MASSAGE TRỊ LIỆU GIÚP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HIỆU QUẢ

Đình Cả - Di Tích Nổi Bật Gắn Với Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương
Trải Nghiệm Ngay

Phương pháp trị liệu kết hợp tắm nước khoáng nóng với xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền Việt Nam được xem là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất. Tắm nước khoáng nóng giúp mở rộng các giác quan, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng. Trong khi xoa bóp bấm huyệt tác động trực tiếp lên cơ xương khớp, giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho các khớp, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh xương khớp. Hãy đến Tre Nguồn Resort để trải nghiệm phương pháp trị liệu này và cải thiện sức khỏe của mình!


Nguồn Internet


Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.