Chiếc bánh chưng khổng lồ với trọng lượng 2,5 tấn ở Sài Gòn
9h, ngày 17.3, chiếc bánh chưng “khủng” với trọng lượng 2,5 tấn được Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP.HCM), cắt thành từng miếng nhỏ để mời du khách thưởng thức sau khi đã dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương vào ngày 16.4 (10.3 âm lịch).
Cả chục người được huy động dùng dao, kéo để cắt dây và lớp lá chuối dày cộm của bánh chưng. Mỗi khi lớp lá chuối được mở ra, từng mảng bánh chưng gồm nếp hòa quyện với nhân đậu xanh và thịt heo được lấy ra đặt lên khay lớn sau đó chia thành nhiều phần nhỏ bỏ vào hộp xốp.
Phía bên ngoài khu vực cắt bánh chưng, cả trăm người xếp thành hàng dài để chờ được thưởng thức. Ai cũng hồi hộp và vui vẻ nhận món bánh đã dâng Vua Hùng để ăn, xem nó như thế nào. Nhiều người nhận xong bánh, tìm đến các bóng mát dưới gốc cây để thưởng thức món bánh dâng Vua Hùng.
Vừa ăn, chị Nguyễn Thị Thy (ngụ quận Phú Nhuận) cho biết: “So với loại bánh chưng bình thường thì bánh chưng ở đây có vẻ hơi nhão hơn. Tuy nhiên, mùi, vị cũng giống như nhưng bánh chưng khác. Đây là lần đầu tiên tôi ăn được món bánh dâng lên Vua Hùng, cũng cảm thấy có chút thú vị”.
Trong khi đó, anh Trần Văn Tuấn quê Đồng Tháp cho biết: “Tôi được mời hộp bánh chưng đã dâng Vua Hùng rất vui. Mỗi người mỗi vị nhưng riêng tôi cảm nhận bánh hơi nhạt và có phần nếp bị sượng nhưng vẫn ăn hết vì nghĩ đây là lộc của Quốc Tổ”.
Đến 11h, bánh chưng “khủng” được cắt hết, toàn bộ bánh đều được mời hết du khách thưởng thức.
Trước đó, vào ngày 14.3, chiếc bánh chưng khổng lồ này được gần cả trăm nhân viên của Đầm Sen tổ chức gói, nấu để dâng lên Vua Hùng. Chiếc bánh chưng “khủng” với trọng lượng 2,5 tấn, được làm từ 1,2 tấn nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Bánh thành phẩm có diện tích 2,6m2, cao 0,6m.
Để làm được chiếc bánh chưng khổng lồ, Công viên Văn hóa Đầm Sen đã phải huy động hàng chục người làm việc trong nhiều ngày từ khâu vo nếp, rửa lá chuối, lá dong, thái thịt, đãi đậu xanh… đến khâu làm khung bánh, lò nấu bánh.
Ông Nguyễn Hữu Trung – Phó Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen cho biết, đơn vị này đã chi khoảng 160 triệu đồng cho toàn bộ quá trình làm bánh. Trong đó, tốn kém nhất là chi phí làm khuôn, lò (100 triệu đồng); riêng chi phí làm bánh là khoảng 60 triệu đồng.
Theo dân gian, bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất, ngoài ra còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở. Trên mâm lễ ngày giỗ tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dầy biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết đó là khởi thủy cho dân tộc Lạc Việt.
Sau khi dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương vào ngày 16.4 (10.3 âm lịch), đến sáng nay chiếc bánh chưng được cắt để mời du khách thưởng thức.
Cả chục người được huy động dùng dao, kéo để cắt dây và lớp lá chuối dày cộm của bánh chưng
Mỗi khi lớp lá chuối được mở ra, từng mảng bánh chưng gồm nếp hòa quyện với nhân đậu xanh và thịt heo được lấy ra đặt lên khay lớn.
Bánh chưng được chia nhỏ và bỏ vào hộp xốp để mời du khách thưởng thức món bánh dâng Vua Hùng
Cả trăm người xếp hàng để được mời thưởng thức món bánh dâng Vua Hùng
Nhiều người cảm thấy vui vẻ, thú vị khi được ăn món bánh dâng Quốc Tổ
Đến 11h, bánh chưng “khủng” được cắt hết, toàn bộ bánh đều được mời hết du khách thưởng thức.
Nguồn : Tin tức 24H
Thăm quan du lịch giỗ tổ Hùng Vương
Dừng chân nghỉ tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ
Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ
- Tre Nguồn Resort, Khu 1, Bảo Yên, Thanh Thủy, Phú Thọ
- Văn phòng: Số 11F ngõ 107, P. Vĩnh Hưng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
- Email: trenguonresortandspa@gmail.com
- Hotline: +84 96 2249 338