Về miền đất Tổ, quê hương của tiền đạo 6 múi Hà Đức Chinh: chơi đâu, ăn gì?

Dù không phải một nhân tố nổi bật như Quang Hải và Tiến Dũng trong trận bán kết nhưng tiền đạo Hà Đức Chinh góp công không nhỏ trong chiến công của đội tuyển U23 Việt Nam.


Và ở trận tứ kết, dấu ấn của Chinh đậm nét hơn khi cầu thủ 20 tuổi ghi được một bàn thắng và thực hiện thành công quả đá luân lưu trong cuộc chạm trán U23 Iraq.

Chinh Ghi Bàn Trong Trận Tứ Kết Gặp Iraq- Ảnh Minh Họa

Chinh ghi bàn trong trận tứ kết gặp Iraq- ảnh minh họa

Nhưng dù thế nào, Chinh cùng U23 vẫn đang là người hùng được mọi người tán dương, mến mộ.

Về Miền Đất Tổ, Quê Hương Của Tiền Đạo 6 Múi Hà Đức Chinh: Chơi Đâu, Ăn Gì?

Và anh chàng thân hình 6 múi cũng là “sát thủ” khiến chị em sốt sắng lùng sục thông tin. Và “một người làm quan cả họ được nhờ”, quê hương Phú Thọ của tiền đạo trẻ tuổi này cũng lọt vào tầm ngắm. Nhiều người lên lịch trình khám phá vùng đất Tổ.

Phú Thọ là một tỉnh nằm ở trung du miền núi Bắc bộ Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với các địa danh gắn với lịch sử ngàn năm của dân tộc mà còn có nhiều điểm đến mang vẻ đẹp bình dị, hiền hòa mà khách du lịch không thể bỏ qua khi ghé đến “vùng đất tổ”.

Cùng điểm qua những địa danh nổi tiếng và những đặc sản không thể bỏ qua khi tới quê hương của tiền đạo Đức Chinh nhé.


Chơi đâu?

Khu di tích đền Hùng

Nhắc đến Phú Thọ là người Việt Nam nghĩ ngay tới đền Hùng, cho dù chưa biết Phú Thọ cụ thể ở đâu, người Phú Thọ như thế nào, nhưng có một điều chắc chắc ai cũng biết – Phú Thọ có đền Hùng!

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, được xây dựng nhằm tưởng nhớ tới công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.


Đền Hùng gắn với lễ hội Giổ tổ Hùng Vương – lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch. Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ.

Khu Di Tích Đền Hùng- Ảnh Vtv

Khu di tích đền Hùng- ảnh VTV

Ao Giời – Suối Tiên

Khu du lịch sinh thái Ao Giời – Suối Tiên thuộc xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa – cách thành phố Việt Trì 80km về phía Tây Bắc.

Khu sinh thái gồm hàng trăm đỉnh núi lớn nhỏ với bắt nguồn là đỉnh núi Nả cao gần 1200m, nước chảy qua các khe đá thành dải lụa trắng bạc vắt ngang các sườn núi, vừa hoang sơ vừa thơ mộng giữa màu xanh mượt mà của thiên nhiên miền trung du.

Ảnh Mytour

Ảnh Mytour

Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu trải rộng trên địa bàn bốn xã là thị trấn Hạ Hòa, Y Sơn, Ấm Hạ và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hòa. Đây vốn được xem là “viên ngọc quý giữa vùng trung du” bởi vẻ đẹp hoang sơ sơn thủy hữu tình được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa vùng đất Tổ.

Ảnh Mytour

Ảnh Mytour

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn trải rộng trên địa bàn các xã Xuân Sơn, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Kim Thượng, Xuân Đài thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây mang vẻ đẹp độc đáo của rùng nguyên sinh trên núi đá vôi, có tính đa dạng sinh học cao và nhiều nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong vùng.

Ảnh Du Lịch Phú Thọ

Ảnh Du lịch Phú Thọ

Đền mẫu Âu Cơ

Đền mẫu Âu Cơ nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Có nhiều truyền thuyết về việc dựng đền ở nơi đây.

Ngày nay, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vẫn được tổ chức hằng năm vào ngày tiên giáng mùng 7 tháng Giêng.

Ảnh Bien19.Fly

Ảnh Bien19.fly

Ăn gì?

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó, vị vừa ngot vừa thơm lại vừa miệng.

Ảnh Sieuthithitchua

Ảnh sieuthithitchua

Thịt chó Việt Trì

Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp. Bởi nguyên liệu nơi đây sử dụng chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng.

Kế đến là khâu chế biến được coi là bí quyết gia truyền giúp thịt mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Các món dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi…

Ảnh Foody

Ảnh Foody

Cọ ỏm

Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Người khéo léo sẽ cho mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.

Khi mùa cọ đến nhiều người miền xuôi thường đặt mua cọ vì hương vị béo ngậy, bùi bùi của loại đặc sản này.

Ảnh Tphutho.tintuc.vn

Ảnh tphutho.tintuc.vn

Bưởi Đoan Hùng

Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.

Xưa kia, đây là loại Bưởi duy nhất được lựa chọn để tiến vua. Chỉ các bậc vua chúa mới được thưởng thức giống Bưởi đặc biệt này. Ngày nay người tiêu dùng đã có thêm nhiều lựa chọn chất lượng khác nhưng Bưởi Đoan Hùng vẫn chưa bao giờ bị lãng quên và được nhiều người tìm mua.

Ảnh Báo Khoa Học Và Phát Triển

Ảnh báo Khoa học và Phát triển

Bánh tai

Bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có, đặc biệt là thị xã Phú Thọ. Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được.

Ảnh Lao Động

Ảnh Lao động

Rau sắn

Phú Thọ còn nổi tiếng với món rau sắn. Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn.

Lá sắn muối có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon: lá sắn muối xào với mỡ lợn ăn tốn cơm vô cùng,lá sắn muối kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt, ngậy ngậy, bùi bùi, hay lá sắn muối nấu canh đầu cá chua chua ngậy ngậy rất vừa miệng.

Ảnh Báo Lao Động

Ảnh báo Lao Động

Rêu đá người Mường

Rêu được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.

Bạn có thể thưởng thức miễn phí khi đến thăm các vùng cao, địa bàn sinh sống của người Mường ở Phú Thọ.

Về Miền Đất Tổ, Quê Hương Của Tiền Đạo 6 Múi Hà Đức Chinh: Chơi Đâu, Ăn Gì?

Xáo chuối

Người Lâm Thao, Phú Thọ mỗi khi xa quê đều nhớ đến món ăn đặc sản truyền thống của quê hương mình: xáo chuối. Món ăn đơn sơ, mộc mạc nhưng mang hương vị đậm đà của quê hương. Món xáo chuối là một món ăn dân dã song lại rất sang. Nó xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ… thậm chí cả đám hiếu cũng không thể thiếu món ăn này.

Ảnh Thegioiamthuc

Ảnh thegioiamthuc

Trám om kho cá

Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám. Món trám om cá có vị chua giôn giốt của trám ngấm vào làm cá mềm nục, có vị ngọt của tương, miếng trám có vị chua ngọt, béo bùi.

Về Miền Đất Tổ, Quê Hương Của Tiền Đạo 6 Múi Hà Đức Chinh: Chơi Đâu, Ăn Gì?

create

Song Ngư (Tổng hợp) / Tin nhanh online

Nguồn Internet


Thăm quan du lịch Phú Thọ
Trải nghiệm tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ

Tre Nguồn Resort – Khoáng nóng Thanh Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.